
Trong khi giới hâm mộ hàng không toàn cầu còn tiếc nuối trước sự biến mất của An-225 Ukraine, Trung Quốc bất ngờ trình làng siêu máy bay vận tải với trọng lượng cất cánh 629 tấn – cỗ máy sắp viết lại lịch sử ngành hàng không thế giới. Phiên bản “Transformers không khí” này không chỉ nuốt trọn 5 xe tăng Type 99A mà còn có thể biến thành sở chỉ huy di động với tầm phát hiện 1.500 km.
Nội dung bài viết
Kích thước và sức mạnh vượt trội
Với chiều dài thân 84,8m và sải cánh 88,4m (tương đương 3 chiếc Boeing 737 nối đuôi), quái vật 600 tấn này có khoang chứa đủ cho 11 xe chiến đấu hoặc 500 bệnh nhân cùng lúc. So với Y-20, khả năng vận chuyển tăng 3,8 lần – một nhiệm vụ Y-20 cần 4 chuyến thì giờ chỉ cần 1.
Hệ thống động cơ 4 tuốc bin phản lực CJ2000A nội địa cho tổng lực đẩy 140 tấn, vượt xa 6 động cơ của An-225. Khi chở đầy 200 tấn hàng, nó có thể bay từ Bắc Kinh đến Biển Đông trong 5 giờ hoặc tới Trung Đông trong 10 giờ.
Công nghệ in 3D đột phá
Trung Quốc ứng dụng công nghệ in kim loại 3D bằng laser để giảm 95% chi phí sản xuất hợp kim titan (từ 25 triệu USD xuống 1,3 triệu USD/tấn). Cấu trúc tổ ong bên trong cánh giúp giảm trọng lượng, tăng độ bền và giải quyết vấn đề nứt mối hàn từng gây khó khăn cho ngành hàng không.
Công nghệ “đúc – rèn – phay tích hợp” cho phép sản xuất chi tiết phức tạp với độ chính xác cao, biến quá trình lắp ráp máy bay trở nên đơn giản như xếp hình. Đây chính là bí quyết giúp Trung Quốc rút ngắn 30 năm so với phương Tây trong hành trình chinh phục bầu trời. (Sohu)
Be the first to comment