Hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự như thế nào? – Luật Hoàng Anh

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo. Cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo bao gồm: nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, nhà nguyện, trai phòng, hội quán và những công trình phụ cận như: tượng, đài, bia, tháp được xây dựng trong khuôn viên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự như thế nào?

Các quy định chung về hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự

– Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo tại cơ sở thờ tự.

– Mê tín dị đoan có thể được hiểu là niềm tin và những thứ mơ hồ, nhảm nhí, không có thật và không phù hợp với quy luật tự nhiên. Những người hoạt động mê tín dị đoan là những người lợi dụng niềm tin của người khác về một thế lực siêu nhiên để câu dẫn nhằm mục đích trục lợi.

Tín đồ không được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật, không được hoạt động mê tín dị đoan.

– Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ.

– Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý) đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

– Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đăng ký hàng năm phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Tổ chức tôn giáo được tạo nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyện của cá nhân, tổ chức, từ những thu nhập hợp pháp khác.

+ Việc tổ chức quyên góp phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp.

+ Việc quản lý, sử dụng các khoản tài chính có được từ các nguồn trên đây thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức tôn giáo hoạt động trái tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Những cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật.

Các quy định cụ thể về việc hoạt đông tôn giáo tại cơ sở thờ tự

Mục II, Thông tư 01/1999/TT-TGCP quy định chi tiết về việc hoạt động tôn giáo tạo cơ sở thờ tự như sau:

– Chức sắc, nhà tu hành chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi phụ trách, trong đó:

+ Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.

+ Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.

+ Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.

– Người chủ trì cơ sở thờ tự hàng năm phải đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo (các buổi cầu nguyện, hành lễ, giảng đạo, học tập giáo lý) với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại và nếu đã được sự chấp thuận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép.

– Những hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc người chủ trì cơ sở thờ tự chưa đăng ký hàng năm thì người chủ trì cơ sở thờ tự phải:

+ Xin phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu những hoạt động chỉ thuần tuý tôn giáo và chỉ có người trong xã, phường đến dự.

+ Xin phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nếu những hoạt động tôn giáo có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội và người từ huyện, quận khác đến dự.

+ Trong trường hợp có người từ tỉnh, thành khác đến dự thì cũng chỉ xin phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sở tại, Ban Tôn giáo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần báo cáo kịp thời cho Ban Tôn giáo của Chính phủ biết.

– Tại cơ sở thờ tự, tín đồ được tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ lễ nghi tôn giáo. Những hoạt động này chỉ diễn ra trong khuôn viên cơ sở thờ tự.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Luật Hoàng Anh