Vô ý phạm tội là gì? Quy định về vô ý phạm tội theo Luật hình sự?

Không phải tất cả mọi trường hợp người phạm tội đều thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, trong một số trường hợp do vô ý cũng gây ra hành vi phạm tội và bị xem xét xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Hiểu được những băn khoăn về vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn để quý độc giả có thể nắm được về vô ý phạm tội là thì theo quy định của Bộ luật hình sự.

Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Vô ý phạm tội là gì?

Vô ý phạm tội là việc người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc là nếu có xảy ra thì vẫn có thể ngăn ngừa được hoặc là người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Lỗi vô ý được chia thành hai hình thức lỗi: Lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả:

– Lỗi vô ý vì ý vì quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Về lý trí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin, thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra cũng có nghĩa là chủ thể nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của chính hành vi mà mình thực hiện.

Về ý chí: người phạm tội do vô ý vì quá tự tin không mong muốn hành vi của mình gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Ví dụ: Bác sỹ tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân dẫn tới việc bệnh nhân tử vong. Bác sỹ trước khi tiêm cho bệnh nhân không kiểm tra thuốc biết hành vi này có thể dẫn tới việc tiêm nhầm thuốc và gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng vẫn tự tin rằng mình tiêm đúng thuốc và tự tin sẽ không có hậu quả gì xảy ra.

– Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Về lý trí: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội

Về ý chí: Người phạm tội tuy không mong hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, nhưng phải thấy trước và có thể thấy trước về hậu quả đó.

Ví dụ: A và B rủ nhau đi rừng săn thỏ. Do mỗi người đi một hướng khác nhau nên khi thấy tiếng động A tưởng đó là con mồi nên đã dùng súng săn bắn nhưng đó lại là B đã làm cho B chết. Trường hợp này, mặc dù A không thấy trước hành vi đi săn của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng A phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó, có thể sẽ bắn nhầm người và làm chết người.

Vô ý phạm tội trong tiếng Anh là Unintentional crime.

Định nghĩa vô ý phạm tội trong tiếng Anh như sau:

“Unintentional crime is the fact that offenders foresee their actions that could cause dangerous consequences for society, but believes that such consequences will not happen or that if they do, it can still be prevented. preventable or that offenders do not foresee their behavior will cause dangerous consequences for society even though it is necessary to foresee and foresee such consequences.’’

Unintentional errors are divided into two forms: Unintentional errors due to overconfidence and unintentional errors due to negligence:

– Unintentional error due to overconfidence: The offender, though foreseeing his behavior may cause harmful consequences to society, but thinks that such consequences will not happen or be preventable.

In terms of reason: people who commit crimes unintentionally because they are overconfident, anticipate their behavior can cause dangerous consequences for society. Foreseeing dangerous social consequences that can occur also means that the subject is aware of the danger to society of the behavior he performs.

Willpower: a person committing unintentionally out of self-confidence because of undesirable behavior causes dangerous consequences for society, but thinks that the consequences will not happen or can be prevented.

– Accidental error due to negligence: Offenders fail to foresee their behavior that can cause harmful consequences to society, even though such consequences must be foreseen and foreseen.

In terms of reason: Offenders do not foresee their behavior that could cause harmful consequences for society

Willpower: Although offenders do not expect dangerous consequences for society to happen, they must foresee and be able to foresee such consequences.

2. Quy định về vô ý phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự:

Căn cứ tại Điều 11 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về vô ý phạm tội, như sau:

“Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.”

Như vậy, theo quy định trên quy định hai hình thức lỗi vô ý phạm tội, theo khoa học luật hình sự Việt Nam gọi là lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

Như vậy, dựa vào quy định trên, lỗi vô ý là trường hợp người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc trường hợp người phạm tội không thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

3. Cố ý phạm tội là gì?

Theo Bộ luật hình sự thì cố ý phạm tội được biểu hiện với hai hình thức lỗi:

Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Xét về lý trí: người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nghĩa là khi thực hiện hành vi chủ thể biết được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược lại lợi ích, các yêu cầu và chuẩn mực xã hội. Sự nhận thức này phụ thuộc vào những phẩm chất của chủ thể như kinh nghiệm sống, học vấn, trí tuệ, hiểu biết pháp luật… khả năng nhận thức được ý nghĩa xã hội của hành vi là phẩm chất đặc trưng của mọi người phát triển bình thường, điều cần đặc biệt nhấn mạnh là sự nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không có nghĩa phải nhận được tính trái pháp luật của hành vi. Một người biết hay không biết tính trái pháp luật của hành vi, không phải là điều kiện bắt buộc để xác định họ có lỗi hay không có lỗi khi thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội.

Thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi là hình dung ra những nét chung nhất, những đặc điểm nổi bật nhất của hậu quả do hành vi sẽ gây ra. Sự thấy trước hậu quả của hành vi, có thể ở mức độ hình dung ra hậu quả tất nhiên sẽ xảy ra hoặc có thể xảy ra và sự thấy trước này xuất hiện trước hoặc trong khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

về ý chí: người phạm tội mong muôn hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, mong muốn hậu quả mà họ đã “thấy trước”, đã hình dung ra khi thực hiện hành vi sẽ xuất hiện trên thực tế. Xác định tồn tại trong ý thức của chủ thể sự mong muốn xuất hiện hậu quả nào đó là vấn đề rất phức tạp, thông thường người ta phải đánh giá, phân tích toàn bộ các tình tiết khách quan điển hình của hành động ý chí và cả những xử sự sau đó của chủ thể để xác định vấn đề này.

Ví dụ: Vì có thù hằn với B, muốn giết B nên A đã cầm dao chém vào ngực B làm B chết ngay tại chỗ. A biết hành vi dùng dao chém B là nguy hiểm cho xã hội, có thể dẫn tới hậu quả chết người nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả là B chết xảy ra.

Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Về lý trí: người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiếm cho xã hội, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra.

Về mặt ý chí: Người phạm tội để mặc cho hậu quả xảy ra có nghĩa là hậu quả xảy ra hay không xảy ra đối với người phạm tội đều có ý nghĩa như nhau, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xuất hiện trên thực tế hay không xuất hiện, người phạm tội cũng đều chấp nhận. Khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người phạm tội theo đuổi mục đích khác vì thế họ nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội và hậu quả này dù không phù hợp với mục đích của mình nhưng người phạm tội vẫn chấp nhận để cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: A lẻn vào nhà B để trộm cắp tài sản nhưng đã bị B-chủ nhà phát hiện. Thấy vậy nên A đã có dùng dao đâm 1 nhát cho B rồi chạy chốn. như vậy, A biết hành vi dùng dao đâm B là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện và để mặc cho hậu quả xảy ra tức là sau khi đâm B xong, A đã chạy chốn luôn và để mặc B chết hay không chết cũng được.

Kết luận: Do tính chất của vô ý phạm tội nên pháp luật hình sự cũng thể hiện sự khoan hồng, xác định đúng tính chất mức độ và ý chí của chủ thể thực hiện hành vi phạm tội để đưa ra biện pháp xử lý cho phù hợp, vừa có tính răn đe vừa nêu cao tinh thần trách nhiệm của những người liên quan.