7 “vũ khí chiến lược” Trung Quốc chống chính sách thuế Mỹ

Từ máy bay chiến đấu đến thanh lò phản ứng hạt nhân và điện thoại thông minh, khoáng sản đất hiếm đóng vai trò quan trọng đối với nhiều loại sản phẩm. Khi căng thẳng địa chính trị và thương mại gia tăng, sự thống trị của Trung Quốc trong cả khai thác và chế biến đất hiếm có nghĩa là những kim loại ngách này đã trở thành vũ khí để chống lại đối thủ.

Nội dung bài viết

1744794897805-png.47496
Scandium được đặt tên theo Scandinavia vì nó được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực Bắc Âu.
Để đáp trả mức thuế trừng phạt do Mỹ áp đặt, đầu tháng này, Bắc Kinh đã thêm 7 loại đất hiếm vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của mình. Mặc dù các kim loại này thực sự xuất hiện khá phổ biến trong lớp vỏ Trái đất, nhưng chúng không thường xuyên được tìm thấy trong các mỏ tập trung. Việc chế biến các kim loại đất hiếm này cũng yêu cầu một quy trình nhiều bước để cô lập các thành phần riêng lẻ và Trung Quốc không chỉ kiểm soát hoạt động khai thác mà còn kiểm soát phần lớn công suất tinh chế đất hiếm trên toàn cầu.

Trong khi đó, Mỹ hầu như không có khả năng chế biến các kim loại đất hiếm này, theo dữ liệu từ công ty tư vấn Project Blue.

Bắc Kinh đã tuyên bố rằng họ đang thiết lập các biện pháp kiểm soát vì các kim loại này được sử dụng trong các công nghệ tiên tiến và cho nam châm mạnh, do đó được coi là các mặt hàng sử dụng kép — nghĩa là vật liệu có ứng dụng dân sự nhưng cũng có ứng dụng cho quân sự.

“Những sản phẩm và nguyên tố này tác động trực tiếp đến sự phát triển của các công nghệ then chốt và các ngành công nghiệp hỗ trợ tại các thị trường lớn khác”, David Merriman, giám đốc nghiên cứu của Project Blue cho biết. “Điều này giúp Trung Quốc có đòn bẩy trong mọi cuộc đàm phán”.

1744795003382.png
Trung Quốc thống trị thị trường đất hiếm toàn cầu
Sau đây là một số ứng dụng chính của bảy kim loại đất hiếm hiện nằm trong danh sách hạn chế xuất khẩu của Bắc Kinh.

Terbi

Theo Hội Hóa học Hoàng gia, kim loại mềm, màu bạc này có thể được tìm thấy trong bóng đèn, đồng thời cũng tạo nên màu sắc rực rỡ trên màn hình điện thoại thông minh. Terbi giúp tăng khả năng chịu nhiệt cho nam châm được sử dụng trong máy bay, tàu ngầm và tên lửa. Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, đây là “một trong những nguyên tố khó khai thác nhất” vì nó chỉ chiếm chưa đến 1% tổng hàm lượng đất hiếm trong hầu hết các mỏ.

Theo tính toán của Bloomberg dựa trên dữ liệu hải quan Trung Quốc, Trung Quốc xuất khẩu tới 85% terbi sang Nhật Bản, trong khi các điểm đến khác bao gồm Hàn Quốc và Mỹ, chiếm khoảng 5%.

Yttri

Yttri được dùng để điều trị ung thư gan và trong sản xuất tia laser cho phẫu thuật nha khoa và y khoa. Nó cũng làm tăng độ bền của hợp kim. Với khả năng chịu nhiệt và va đập, kim loại này được dùng cho các ứng dụng siêu dẫn nhiệt độ cao.

Yttri đã được khai thác dưới dạng sản phẩm tại mỏ Mountain Pass ở California, nhưng các chất cô đặc được của Yttri xuất khẩu để chế biến vì không có cơ sở tách thương mại hoàn chỉnh nào ở Mỹ. Theo Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, khoảng 93% lượng hợp chất yttri nhập khẩu của Mỹ đến từ Trung Quốc trong các năm từ 2020- 2023.

1744795089587.png
7 loại đất hiếm Trung Quốc đang thống trị thị trường toàn cầu
Dysprosi

Tên của kim loại sáng này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là khó khai thác.

Chịu được nhiệt độ cao, dysprosi chủ yếu được sử dụng trong hợp kim của nam châm được dùng trong động cơ hoặc máy phát điện. Nó đặc biệt quan trọng đối với quá trình chuyển đổi năng lượng sạch vì nam châm được sử dụng trong tua bin gió và xe điện. Một dạng dysprosi cũng có thể được sử dụng trong các thanh điều khiển lò phản ứng hạt nhân vì nó dễ dàng hấp thụ neutron.

Trung Quốc vận chuyển hơn một nửa lượng dysprosi của mình đến Nhật Bản và khoảng 1/10 đến Hàn Quốc, trong khi chỉ 0,1% trong số đó được chuyển đến Mỹ. Công ty Lynas Rare Earths của Úc dự kiến sẽ mở rộng nhà máy của mình tại Malaysia để sản xuất dysprosi và terbi vào tháng 6.

Gadolinium

Nếu bạn đã từng chụp cộng hưởng từ MRI, rất có thể bạn đã được tiêm thuốc nhuộm gốc gadolinium, phản ứng với lực từ để cải thiện khả năng hiển thị các cơ quan của cơ thể trong hình ảnh y tế.

Gadolinium cũng có hiệu quả trong việc tăng cường hiệu suất của hợp kim. Việc thêm một lượng nhỏ khoáng chất này có thể cải thiện khả năng chống chịu nhiệt độ cao và quá trình oxy hóa, hữu ích cho các kim loại được sử dụng để chế tạo nam châm, linh kiện điện tử và đĩa lưu trữ dữ liệu.

Khả năng hấp thụ neutron của gadolinium cũng khiến vật liệu này trở thành một thành phần quan trọng cho lõi của lò phản ứng hạt nhân.

Lutetium

Đây là một kim loại cứng và đặc, không giống như hầu hết các nguyên tố còn lại đang được bị Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đi Mỹ.

Lutetium được sử dụng làm chất lỏng xúc tác hóa học trong các nhà máy lọc dầu. Mỹ mua hầu hết nguồn cung cấp kim loại này từ Trung Quốc, quốc gia này cũng xuất khẩu một lượng nhỏ sang Nhật Bản.

Samari

Hợp kim Samari-coban nằm trong danh sách các kim loại quan trọng của Mỹ cho việc dự trữ.

Trước đây thường được tìm thấy trong tai nghe, Samari được sử dụng trong siêu nam châm trong tua-bin và ô tô, cũng như có nhiều ứng dụng quốc phòng vì nó có thể duy trì từ tính ở nhiệt độ cao hơn. Samari cũng được sử dụng trong laser quang học và lò phản ứng hạt nhân.

Scandi

Kim loại này được đặt tên theo Scandinavia vì nó được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực Bắc Âu. Scandi có thể được chiết xuất từ chất thải mỏ hoặc là sản phẩm phụ của quá trình khai thác uranium hoặc các kim loại khác.

Gậy bóng chày và khung xe đạp có thể chứa dấu vết của scandium. Do có mật độ thấp và điểm nóng chảy cao, kim loại này cũng được sử dụng để chế tạo các bộ phận cho máy bay chiến đấu. Tính chất phóng xạ của nó cũng khiến nó trở nên lý tưởng để làm chất đánh dấu trong quá trình lọc dầu hoặc trong các đường ống ngầm để phát hiện rò rỉ.

Theo USGS, scandium lần cuối được sản xuất tại Mỹ cách đây hơn 50 năm. Theo dữ liệu hải quan, tính cả scandium và yttri, hiện Mỹ chiếm 14% lượng xuất khẩu của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản là nước mua nhiều nhất. Liên minh châu Âu hiện tại cũng không có hoạt động sản xuất scandium nào, nhưng một dự án sẽ được đưa vào hoạt động vào năm tới.

Không nằm trong danh sách cấm xuất khẩu: Neodymium, Praseodymium

Neodymium và praseodymium không phải là mục tiêu trong đợt tấn công thương mại này. Tuy nhiên, hai kim loại này là những nguyên tố đất hiếm phổ biến nhất vì chúng có vai trò quan trọng trong việc chế tạo động cơ nam châm vĩnh cửu.

1744795174495.png
Trung Quốc vẫn thống trị nguồn cung neodymium và praseodymium tinh chế
Neodymium và praseodymium chuyển đổi điện năng được lưu trữ trong pin thành chuyển động — ví dụ như để quay bánh xe của xe điện. Chúng cũng có thể hoạt động theo hướng ngược lại để biến chuyển động thành điện, chẳng hạn như từ việc quay các cánh tuabin gió.

MP Materials đã mở lại Mountain Pass ở Sa mạc Mojave của California vào năm 2018, mỏ đất hiếm duy nhất đang hoạt động tại quốc gia này hiện có khả năng tinh chế. Theo Project Blue, năm ngoái, Hoa Kỳ đã sản xuất 1.130 tấn neodymium-praseodymium tinh chế. Con số này so với hơn 58.300 tấn được sản xuất tại Trung Quốc.

>> ​

 

Nguồn: https://vnreview.vn/threads/day-la-7-vu-khi-chien-luoc-trung-quoc-dang-dung-de-dap-tra-chinh-sach-thue-cua-my.59539/

Bài viết liên quan

About Tùng Lâm 13992 Articles
Xin chào, mình là Tùng Lâm hiện đang làm Marketer tại Web Đánh Giá, chịu trách nhiệm trong việc phát triển các bài viết trên trang web này. Mình thích chia sẻ những kiến thức công nghệ và đam mê trải nghiệm những sản phẩm mới. Cám ơn các bạn đã đọc, theo dõi mình ở những trang mạng xã hội khác nhé!

Be the first to comment

Leave a Reply

Your email address will not be published.


*