ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) được xem là một công cụ vô cùng hữu ích, là hàng rào kỹ thuật để hạn chế các đại gia bán lẻ nước ngoài nhằm hỗ trợ cho ngành bán lẻ trong nước vốn còn rất non trẻ. Đây là vấn đề được các chuyên gia và doanh nghiệp (DN) đặc biệt quan tâm tại hội thảo “Thị trường bán lẻ giờ G và giải pháp” do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ DN tổ chức ngày 18-12 tại TPHCM.ENT – “phao” của các DNTheo cam kết với WTO, kể từ ngày 1-1-2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Điều này không có nghĩa, các DN FDI muốn mở bao nhiêu điểm bán lẻ tại VN cũng được. Trên thực tế, để mở địa điểm thứ 2 trở lên, các DN phải chịu sự chi phối bởi ENT.
ENT là gì? Tại hội thảo “Mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân phối – bán lẻ” vào tháng 10-2008, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà bán lẻ VN, ENT là khái niệm được WTO sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ.
Hiểu nôm na, ENT là cơ sở để các cơ quan quản lý kiểm tra, xem xét nhu cầu và khả năng của thị trường trong nước trước khi quyết định cấp phép hay không cho DN nước ngoài. Nếu thị trường cần thêm một điểm bán thì họ sẽ cấp phép. Còn nếu DN trong nước có khả năng cung cấp dịch vụ tương tự thì họ có thể từ chối cấp phép cho DN FDI. Hiện có 90 thành viên của WTO đã sử dụng ENT và áp dụng 253 quy định ENT. Lúng túng đã lộ rõTheo quy định WTO, khi bảo lưu quyền áp dụng ENT, các thành viên cần nêu rõ các tiêu chí chính của ENT, nhưng thực tế không diễn ra như quy định. Trong số 253 quy định ENT, có tới 96 bảo lưu không hề đề cập gì đến tiêu chí, số còn lại có tiêu chí nhưng lại không cụ thể vì ngay cả WTO cũng không quy định tiêu chí chuẩn về ENT.
Tại VN, đáng lý ta cũng phải đưa ra các tiêu chí ENT ngay sau khi gia nhập WTO nhưng mãi đến tháng 2-2007, Chính phủ mới ban hành Nghị định 23/2007 quy định thế nào là bán lẻ và cơ sở bán lẻ. Đến tháng 7-2007, Bộ Thương mại ban hành Thông tư 09 hướng dẫn trình tự, thủ tục cấp phép cho DN FDI trong lĩnh vực phân phối. Thế nhưng, thông tư này cũng không đưa ra hướng dẫn cụ thể, ngoại trừ 2 tiêu chí chỉ có định tính, mà thiếu định lượng, đó là “mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ” và “sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố”. Ngay cả định nghĩa thế nào là một điểm bán lẻ, chúng ta cũng chưa có.Trước tình hình này, có 2 luồng ý kiến cho rằng chúng ta cần phải đưa ra tiêu chí cụ thể để công khai minh bạch việc sử dụng ENT đối với các nhà đầu tư. Ngược lại, một luồng ý kiến lại bảo rằng, không công khai sẽ có lợi hơn? Tuy nhiên, ý kiến của đại đa số DN là rất cần! Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho rằng, ENT chính là “cái phao” duy nhất để hạn chế bớt các DN nước ngoài. Vấn đề đặt ra là ENT sẽ được điều chỉnh bởi những tiêu chí nào để vừa đảm bảo thực thi cam kết, vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực bán lẻ nói riêng. Bà Đinh Thị Mỹ Loan cũng kiến nghị: “Các bộ ngành chức năng sớm ban hành các tiêu chí ENT, đồng thời phải thực hiện một cách nghiêm túc”.Điều quan trọng nhất là tự thân mỗi DN nên nhận thức rõ áp lực của tiến trình mở cửa để xây dựng chiến lược, bước đi phù hợp. Về phía nhà nước, cũng cần xác định nên hạn chế sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài hay xây dựng một môi trường có tính cạnh tranh.
HẢI HÀ