Khí áp là gì? Các đai khí áp trên trái đất? Nguyên nhân sinh ra gió?

Khí áp là gì? Đây là một chương trình học quan trọng có trong chương trình Địa Lý 6. Khí áp thay đổi liên tục, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi nội dung chi tiết có trong bài viết dưới đây của maynenkhikhongdau.net!

Khí áp là gì? Các đai khí áp trên Trái Đất

Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Có khí áp thì không khí mới có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra sức ép khá lớn lên bề mặt Trái Đất.

Nguyên nhân chính sinh ra khí áp đó chính là do lớp phủ khí tạo áp suất lớn lên Trái Đất. Mọi vật trên Trái Đất đều sẽ chịu áp lực của khí quyển bao quanh Trái Đất do lớp vỏ dày nên không khí nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng khá lớn.

Khí áp là gì?
Khí áp là gì?

Trên Trái Đất gồm có tất cả 7 đai khí áp cao và thấp. Trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ với nhau. Do sự xen kẽ giữa lục địa và đại dương nên các đai khí áp không liên tục mà bị chia thành các khu khí áp riêng biệt.

Nguyên nhân của sự thay đổi khí áp là gì? Đơn vị và dụng cụ đo khí áp

Nguyên nhân thay đổi khí áp

Có nhiều nguyên nhân khiến cho khí áp bị thay đổi, trong đó phải kể đến đó là:

  • Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ khiến cho khí áp giảm.
  • Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm nên khí áp bị giảm. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm, không khí co lại và khí áp tăng.
  • Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa hơi nước sẽ nhẹ hơn không khí khô. Do đó, không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên chiếm dần chỗ của không khí khô, làm cho khí áp giảm. Hiện tượng này xảy ra ở khu vực áp thấp xích đạo.

Đơn vị và dụng cụ đo khí áp

  • Đơn vị đo khí áp: mm thủy ngân
  • Dụng cụ đo khí áp: Khí áp kế

Khí áp kế

  • Khí áp trung bình chuẩn ở ngang mặt biển sẽ bằng với trọng lượng của một cột thủy ngân có tiết diện là 1m2 (760 mm thủy ngân).

Gió là gì? Nguyên nhân sinh ra gió

Khí áp và gió có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy, gió là gì? Gió được tạo bởi sự khác biệt của áp suất khí quyển. Khi có một sự khác biệt trong áp suất khí quyển tồn tại, không khí di chuyển từ vùng có áp suất cao hơn đến vùng cáo áp suất thấp hơn, hình thành các cơn gió có tốc độ khác nhau.

Hiểu một cách đơn giản nhất, gió là một hiện tượng trong tự nhiên, được hình thành do sự chuyển động của các luồng không khí trong không gian với quy mô lớn.

Gió là gì?
Gió là gì?

Có nhiều yếu tố hình thành nên gió nhưng nguyên nhân chính vẫn chính là sự chênh lệch áp suất khí quyển. Sự khác biệt trong áp suất khí quyển dẫn tới việc không khí có xu hướng di chuyển từ nơi có áp suất cao tới nơi có áp suất thấp. Ngoài ra còn do hiệu ứng Coriolis (trừ đường xích đạo), không khí bị lệch hướng sẽ sinh ra gió.

Có các loại gió nào?

Hiện nay, có các loại gió chính đó là:

Gió mậu dịch

Đây là loại gió hoạt động trong các miền cận xích đạo, phạm vi hoạt động từ 30 độ về phía xích đạo. Loại gió này được hình thành do sự di chuyển của các khối khí áp cao về miền áp thấp xung quanh xích đạo.

  • Bán cầu Bắc: Thổi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam
  • Bán cầu Nam: Thổi ngược lại theo hướng từ Đông Nam về Tây Bắc.

Gió mậu dịch hoạt động quanh năm nhưng mạnh nhất là vào mùa hạ, nên mang tính chất khô, nóng và ít mưa.

Gió Tây ôn đới

Gió Tây ôn đới bắt nguồn từ khu vực áp cao cận nhiệt đới về khu áp ôn đới. Gió thổi một chiều từ Tây sang Đông phạm vi hoạt động từ 30-60 độ ở mỗi bán cầu. Loại gió này hoạt động gần như quanh năm, mạnh nhất vào mùa đông, yếu nhất vào mùa hè. Gió Tây ôn đới có tính chất là độ ẩm cao, lượng mưa lớn.

Gió đông cực

Là loại gió thổi từ 2 áp cao địa cực Bắc và Nam về áp thấp ôn đới. Hoạt động từ 90 độ Bắc và Nam về 60 độ Bắc và Nam. Thổi quanh năm nhưng không đều, tính chất khô và lạnh. Hướng thổi của gió mùa Đông Bắc đó là từ Đông sang Tây, Đông Bắc – Đông Nam.

Các loại gió khác

  • Gió địa phương: Là loại gió chịu sự chi phối về địa hình tạo thành các loại gió khác nhau.
  • Gió phơn: Hoạt động mạnh nhất ở vùng Bắc Trung Bộ, mang lượng ẩm lớn nhưng khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo nên sự khác biệt giữa sườn đông khô nóng và sườn tây nhiều ẩm và mát.
  • Gió biển, gió đất: Loại gió được hình thành ở ven biển, hướng gió thay đổi theo ngày và đêm.

Với các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm khí áp là gì, gió và nguyên nhân sinh ra gió. Truy cập website maynenkhikhongdau.net để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.