Khung mẫu là gì? Phương pháp chọn mẫu phù hợp là gì? Cần cỡ

– Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh672.3 Khung mẫu là gì?Khung mẫu có liên quan rất gần với dân số. Đó chính là danh sách của tất cả các thành phần có trong dân số mà từ đó chúng ta sẽ rút mẫu ra. Một khung mẫu lý tưởng chínhlà một danh sách hoàn thiện, đầy đủ và đúng tất cả các thành viên của dân số.Tuy nhiên, trên thực tế, khung mẫu thường rất khác biệt với dân số lý thuyết. Thường là chúng ta chấp nhận một khung mẫu bao gồm cả các người hoặc các trườnghợp mà chúng ta khơng quan tâm. Nhưng chúng ta có thể giải quyết vấn đề này dễ dàng bằng cách rút một mẫu từ một dân số lớn hơn, và rồi sử dụng một quy trình lọcđể loại bỏ các trường hợp mà chúng ta không quan tâm, hoặc không phải là thành viên của nhóm mà chúng ta muốn nghiên cứu.2.4 Phương pháp chọn mẫu phù hợp là gì?Nhà nghiên cứu phải đối mặt với một lựa chọn căn bản: chọn mẫu xác xuất hay phi xác suất. Với cách chọn mẫu xác suất, nhà nghiên cứu có thể đạt được các ước lượngcho nhiều chỉ tiêu nghiên cứu khác nhau dựa trên sự tin cậy về xác suất. Trong khi đó, chọn mẫu phi xác suất không cho được điều này.Tuy nhiên, chọn mẫu xác suất có một vài hệ quả. Nhà nghiên cứu buộc phải theo các quy trình phù hợp mà:- Phỏng vấn viên, điều tra viên không thể chỉnh sửa sự chọn lựa đã có. – Chỉ có các thành phần được chọn từ khung mẫu gốc mới được tính tới.- Khơng được thay thế thành phần này bằng thành phần khác ngoại trừ khi có các chỉ dẫn cụ thể theo các nguyên tắc định trước.2.5 Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?Cỡ mẫu chính là số đơn vị nghiên cứu mà ta cần có trong một mẫu khi rút ra từ dân số mục tiêu. Có nhiều quan niệm khơng chính xác về cỡ mẫu. Thứ nhất là một mẫu phảiđủ lớn, nếu khơng nó sẽ khơng đại diện cho dân số. Thứ hai là một mẫu phải tương ứng với một tỷ lệ nào đó so với kích cỡ của dân số mà nó được rút ra.Trên thực tế, cả hai câu chuyện này đều khơng chính xác. Với mẫu phi xác suất, các nhà nghiên cứu khẳng định là số lượng nhóm phụ, cácnguyên tắc lựa chọn và hạn chế về ngân sách là các yếu tố quyết định cỡ mẫu. Với cách chọn mẫu xác suất, cỡ mẫu phụ thuộc vào sự biến thiên của các chỉ số thống kêcủa dân số và mức độ chính xác của kết quả mà ta muốn có.Một số nguyên tắc ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu là: – Dân số càng biến thiên nhiều thì cỡ mẫu phải càng lớn để đạt tính chính xác;- Khoa Kinh tế Phát triển – Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh68- Độ chính xác mong muốn càng tăng thì cỡ mẫu phải càng lớn. – Phạm vi sai số càng nhỏ thì cỡ mẫu phải càng lớn.- Mức độ tin cậy của ước lượng càng cao thì cỡ mẫu càng phải lớn. – Khi dân số có nhiều nhóm phụ, thì cỡ mẫu phải lớn để cỡ mẫu của từng nhómphụ phải đạt yêu cầu tối thiểu Các hạn chế về ngân sách cũng ảnh hưởng đến cỡ mẫu, cách chọn mẫu và phươngpháp thu thập dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu đều bị giới hạn ngân sách, và điều này thúc đẩy các nhà nghiên cứu áp dụng các phương pháp chọn mẫu phi xác suất.3. CHỌN MẪU XÁC SUẤT 3.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản Simple Random SamplingLà một phương pháp chọn mẫu không hạn chế, phương pháp chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản là hình thức đơn giản nhất, thuần nhất của cách chọn mẫu xác suất.Khi mà tất cả các mẫu xác suất đều phải chọn lựa từng cá thể đơn vị nghiên cứu với một xác suất khác không cho trước thì phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giảnđược coi là một trường hợp đặc biệt vì mỗi một cá thể đều được lựa chọn với một xác suât biết trước và hoàn toàn ngang bằng nhau.Xác suất chọn lựa = cỡ mẫu ÷ kích cỡ của dân số Để thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, việc đầu tiên là chúng ta phải có khungmẫu, hay chính là danh sách tất cả các cá thể thành viên của dân số mục tiêu. Dựa trên danh sách này, chúng ta sẽ đánh số và sử dụng bảng ngẫu nhiên để chọn lựa ra cáccá thể rút mẫu để bảo đảm mọi cá thể đều có xác suất được chọn như nhau.

3.2 Chọn mẫu xác suất phức tạp Complex Probability Sampling