- Phẫu thuật vùng bụng hoặc lọc máu qua màng bụng
- Biến chứng từ các bệnh khác như xơ gan, viêm ruột thừa, bệnh Crohn, viêm loét dạ dày, viêm túi thừa và viêm tụy.
- Từng bị viêm phúc mạc thì nguy cơ tái phát sẽ cao hơn so với người bình thường.
Biến chứng
Biến chứng của viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nó có thể gây chết người nếu không được điều trị ngay lập tức.
Viêm phúc mạc có thể làm cho chất lỏng đầy trong ổ bụng. Điều này có thể gây mất nước nghiêm trọng.
Nếu viêm phúc mạc không được điều trị, nhiễm trùng có thể nhanh chóng lây lan khắp cơ thể. Điều này có thể tạo ra phản ứng cực đoan từ hệ thống miễn dịch được gọi là nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết là một tình trạng diễn biến nhanh và nghiêm trọng. Nó xảy ra khi các hóa chất được đưa vào máu để chống lại nhiễm trùng gây ra sưng (viêm) trên một phần lớn cơ thể của bạn. Điều này có thể làm chậm lưu lượng máu và làm tổn thương các cơ quan.
Nhiễm trùng huyết nặng có thể khiến cơ thể bạn bị sốc, dẫn đến suy nội tạng và tử vong.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phúc mạc?
Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn và khám lâm sàng. Bác sĩ cũng tiến hành một số xét nghiệm để giúp chẩn đoán bệnh viêm phúc mạc:
- Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm giúp đo lường số lượng tế bào bạch cầu trong máu. Số lượng tế bào bạch cầu cao là dấu hiệu viêm hoặc nhiễm trùng. Cấy máu có thể giúp xác định vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc viêm.
- Xét nghiệm dịch màng bụng: Nếu có dịch tích tụ trong bụng của bạn, bác sĩ của bạn có thể sử dụng một cây kim để lấy một ít dịch và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Nuôi cấy dịch cũng có thể giúp xác định vi khuẩn.
- Chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh chẳng hạn như chụp CT và X-quang sẽ được thực hiện, để tìm xem có tạng nào bị vỡ hoặc thủng trong bụng hay không.
Những phương pháp điều trị viêm phúc mạc
Viêm phúc mạc cần được chăm sóc y tế kịp thời để chống lại nhiễm trùng và điều trị bất kỳ tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào là nguyên nhân gây viêm phúc mạc. Điều trị viêm phúc mạc thường liên quan đến thuốc kháng sinh và trong một số trường hợp sẽ cần phẫu thuật. Nếu không được điều trị, viêm phúc mạc có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, đe dọa đến tính mạng.
Những phương pháp điều trị viêm phúc mạc có thể bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng để chống lại nhiễm trùng và ngăn không cho nó lan rộng. Loại kháng sinh và thời gian sử dụng phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và loại viêm phúc mạc.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ, thủng dạ dày hoặc ruột, bác sĩ thường khuyên phẫu thuật để loại bỏ các mô bị nhiễm bệnh, đồng thời điều trị các nguyên nhân gây nhiễm trùng và ngăn ngừa các nhiễm trùng lây lan.
- Các điều trị khác: Tùy thuộc vào các dấu hiệu và triệu chứng, một số phương pháp điều trị có thể được sử dụng trong khi bạn nhập viện, có thể là thuốc giảm đau, truyền dịch tĩnh mạch (IV), thở oxy và trong một số trường hợp có thể truyền máu.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp bạn hạn chế viêm phúc mạc?
Bệnh nhân đang lọc máu qua màng bụng sẽ có nguy cơ viêm phúc mạc cực cao. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa viêm phúc mạc trong quá trình lọc máu:
- Giữ tay sạch sẽ, vệ sinh kỹ vùng dưới móng tay và giữa các ngón tay của bạn.
- Làm sạch vùng da xung quanh ống thông bằng chất khử trùng mỗi ngày.
- Lưu trữ các thiết bị dùng để lọc máu của bạn ở nơi sạch sẽ.
- Mang khẩu trang y tế trong quá trình lọc máu.
Nếu bạn đã bị viêm phúc mạc trước đây hoặc bị tích tụ dịch màng bụng do một tình trạng bệnh lý như xơ gan, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để ngăn ngừa viêm phúc mạc. Nếu bạn đang dùng thuốc ức chế bơm proton, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng dùng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.