- Các công cụ AI hiện đại liên tục thử thách ranh giới pháp lý và đạo đức, khi luật hiện hành chưa đủ phù hợp để kiểm soát.
- Hội nghị AI Action Summit tại Paris cho thấy các quốc gia có quan điểm khác nhau về rủi ro AI; Mỹ và Anh không ký vào tuyên bố cuối cùng do bất đồng về vấn đề an toàn và nguy cơ tiềm tàng từ AI.
- Mỹ chưa có luật AI cấp liên bang, ưu tiên đổi mới trước, điều chỉnh sau. Các quy định dựa vào hướng dẫn tự nguyện, như Đạo luật Sáng kiến AI Quốc gia, khuôn khổ quản trị rủi ro của NIST và sắc lệnh của Tổng thống Biden năm 2023 nhằm tăng an ninh mạng, quản lý AI do chính phủ tài trợ.
- Tháng 1/2025, Tổng thống Trump đã thu hồi sắc lệnh AI của Biden, cho thấy Mỹ có thể giảm kiểm soát, khuyến khích đổi mới hơn. Tuy nhiên, năm 2024, các bang của Mỹ đưa ra gần 700 dự luật liên quan đến AI, chứng tỏ xu hướng muốn điều chỉnh linh hoạt nhưng không gây cản trở sáng tạo.
- EU ban hành Đạo luật AI (AI Act) tháng 8/2024, thắt chặt kiểm soát các hệ thống AI rủi ro cao (như y tế, hạ tầng thiết yếu), cấm một số ứng dụng như chấm điểm xã hội nhà nước. Mọi đơn vị cung cấp giải pháp AI cho thị trường EU đều phải tuân thủ, kể cả nước ngoài.
- EU bị chỉ trích vì phức tạp, thiếu rõ ràng, đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cao và chưa thành tiêu chuẩn vàng về quyền con người.
- Anh áp dụng cách tiếp cận “vừa phải”, dựa trên nguyên tắc an toàn, công bằng, minh bạch. Thành lập Viện An toàn AI năm 2023 để đánh giá mô hình AI tiên tiến và phối hợp xây dựng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng bị phê phán là thiếu quyền thực thi mạnh và thiếu điều phối tập trung.
- Canada, Nhật, Trung Quốc, Úc đều có hướng đi riêng biệt, nằm giữa Mỹ và EU. Trung Quốc kiểm soát cực chặt, yêu cầu AI tuân thủ giá trị xã hội chủ nghĩa và thẩm định an ninh trước khi triển khai. Úc tập trung vào bộ nguyên tắc đạo đức AI, dự định sửa luật bảo mật dữ liệu.
- Các tổ chức quốc tế như OECD, Liên Hợp Quốc đang nỗ lực xây dựng tiêu chuẩn AI chung. Tác giả nhấn mạnh, cần có sự thông nhất toàn cầu để không cản trở đổi mới nhưng vẫn kiểm soát rủi ro.
Hiện thế giới chưa có đồng thuận về quản trị rủi ro AI: Mỹ ưu tiên đổi mới, EU áp đặt kiểm soát nghiêm ngặt, Anh chọn giải pháp trung gian, Trung Quốc kiểm soát chặt. Hợp tác quốc tế và tiêu chuẩn hóa toàn cầu trở nên cấp thiết trong bối cảnh AI phát triển thần tốc và còn nhiều ẩn hoạ.
Nguồn: Songai.vn
Be the first to comment