
Chắc hẳn bạn đã từng ngước nhìn bầu trời và thấy một đàn chim bay theo hình dáng giống như chữ “V”một cảnh tượng vừa ấn tượng vừa mang vẻ đẹp có phần kỳ bí. Hình dạng này không phải ngẫu nhiên hay để cho đẹp mắt, mà là kết quả của hàng triệu năm tiến hóa thông minh. Hầu hết các loài chim di cư, như ngỗng trời, vịt trời hay cò, đều sử dụng đội hình chữ V để di chuyển trên những quãng đường dài. Vậy lợi ích thực sự của kiểu bay này là gì? Và làm thế nào mà nó giúp tiết kiệm sức lực?
Nội dung bài viết
Lợi ích khí động học của đội hình chữ V
Khi một con chim bay, hai đầu cánh của nó tạo ra các xoáy khí xoay tròn. Những xoáy này gây ra hai vùng luồng khí đối lập nhau: một vùng không khí bị đẩy xuống gọi là downwash, và hai vùng luồng khí bị đẩy lên ở hai bên phía sau gọi là upwash.
Chim bay ở ngay phía saulệch nhẹ sang trái hoặc phảisẽ lọt vào vùng upwash này và nhận được một lực nâng từ luồng không khí bị đẩy lên. Nhờ đó, nó không cần phải vỗ cánh quá nhiều hay dùng quá nhiều năng lượng để duy trì độ cao. Nói cách khác, chúng được “hưởng ké” luồng khí nâng từ chim bay phía trước.
Nhưng để tận dụng tối đa lợi thế này, chim phía sau phải canh thời gian vỗ cánh thật chuẩn. Khi chim đầu đàn vỗ cánh, luồng khí dao động lên xuống theo chu kỳ. Chim phía sau phải điều chỉnh nhịp đập cánh sao cho khớp với chuyển động này, từ đó mới có thể “trượt” trong không khí một cách nhẹ nhàng. Nếu nhịp không đồng bộ, lợi thế khí động học sẽ mất đi và chim sẽ phải tốn sức như bay một mình.
Điều thú vị là không có con chim nào giữ vai trò thủ lĩnh mãi mãi. Vị trí dẫn đầuvốn là vị trí mệt nhấtsẽ được luân phiên. Khi con dẫn đầu cảm thấy mỏi, nó sẽ lùi về sau để nghỉ, nhường vị trí lại cho một con khác lên thay. Cách luân chuyển này giúp cả đàn duy trì sức bền trong suốt hành trình dài.
Lợi ích khí động học của đội hình chữ V
Khi một con chim bay, hai đầu cánh của nó tạo ra các xoáy khí xoay tròn. Những xoáy này gây ra hai vùng luồng khí đối lập nhau: một vùng không khí bị đẩy xuống gọi là downwash, và hai vùng luồng khí bị đẩy lên ở hai bên phía sau gọi là upwash.
Chim bay ở ngay phía sau lệch nhẹ sang trái hoặc phải sẽ lọt vào vùng upwash này và nhận được một lực nâng từ luồng không khí bị đẩy lên. Nhờ đó, nó không cần phải vỗ cánh quá nhiều hay dùng quá nhiều năng lượng để duy trì độ cao. Nói cách khác, chúng được “hưởng ké” luồng khí nâng từ chim bay phía trước.
Nhưng để tận dụng tối đa lợi thế này, chim phía sau phải canh thời gian vỗ cánh thật chuẩn. Khi chim đầu đàn vỗ cánh, luồng khí dao động lên xuống theo chu kỳ. Chim phía sau phải điều chỉnh nhịp đập cánh sao cho khớp với chuyển động này, từ đó mới có thể “trượt” trong không khí một cách nhẹ nhàng. Nếu nhịp không đồng bộ, lợi thế khí động học sẽ mất đi và chim sẽ phải tốn sức như bay một mình.
Điều thú vị là không có con chim nào giữ vai trò thủ lĩnh mãi mãi. Vị trí dẫn đầu vốn là vị trí mệt nhất sẽ được luân phiên. Khi con dẫn đầu cảm thấy mỏi, nó sẽ lùi về sau để nghỉ, nhường vị trí lại cho một con khác lên thay. Cách luân chuyển này giúp cả đàn duy trì sức bền trong suốt hành trình dài.
Why Do Birds Flow In The ‘V’ Formation?
Birds fly in a V formation because when they fly in this pattern, they are able to extract the maximum benefit by putting in less effort. www.scienceabc.com
Be the first to comment