Tết đoàn viên là một trong những dịp tết quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong năm, là dịp để các thành viên trong gia đình được dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau. Vậy Tết đoàn viên nghĩa là gì?
Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ nội dung này thông qua bài viết Tết đoàn viên nghĩa là gì?
Tết đoàn viên nghĩa là gì?
Tết Đoàn viên được diễn ra vào ngày rằm tháng 8 hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Tết Trung Thu. Bởi vậy, người ta thường hay nói Trung thu là ngày tết đoàn viên.
Nguồn gốc của ngày tết đoàn viên đến hiện nay còn nhiều người thắc mắc, có nhiều ý kiến cho rằng Tết đoàn viên bắt nguồn từ Trung Quốc cũng có người cho rằng nó bắt nguồn từ Việt Nam.
Tết đoàn viên thường gắn với sự tích của chị Hằng và chú Cuội, một câu chuyện về tình yêu đôi nam nữ, vì thế mà ngày nay vào dịp tết đoàn viên người ta thường tin rằng Chị Hằng và chú Cuội đang ngồi trên cung trăng.
Cho đến ngày nay, không ai xác định được tết đoàn viên có nguồn gốc từ khi nào, và cũng không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng Tám. Tuy nhiên như nhiều người vẫn thường nói rằng tết đoàn viên có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào nước ta cũng có người tin rằng bắt nguồn từ các thời vua ngày xưa để lại.
Tết đoàn viên diễn ra vào ngày rằm tháng 8 tính theo âm lịch, hiện nay việc sử dụng ngày dương lịch trong cuộc sống hiện đại càng phổ biến thì nhiều người khá túng túng khi xác định ngày tết đoàn viên là ngày bao nhiêu.Theo lịch âm thì Tết đoàn viên năm 2021 sẽ diễn ra vào ngày 15/08/2021 âm lịch, đối với lịch âm thì sẽ là ngày 21/09/2021.
Tết Đoàn viên không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà đây cũng là dịp tết của nhiều nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore…
Ý nghĩa của Tết đoàn viên là gì?
Đúng như tên gọi của nó thì tết đoàn viên là một trong những dịp tết quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong năm, là dịp để các thành viên trong gia đình được dịp quây quần, đoàn tụ, là cơ hội gặp gỡ nhau sau những ngày làm ăn xa cách, để cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe những kỉ niệm, chia sẻ với nhau những điều trong cuộc sống.
Quả thật, đối với cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, mỗi người chúng ta đều có những mục tiêu riêng, cuộc sống bộn bề với công việc và nhiều mối quan hệ xã hội, nhiều người phải xa gia đình đến các nơi khác để học tập và làm việc. Do đó, thời gian để các thành viên trong gia đình dành cho nhau cũng rất hạn chế. Vì vậy, tết đoàn viên là một cơ hội rất ý nghĩa để mọi người gác lại những bộn bề công việc và quay về với gia đình của mình, chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống với nhau.
Tết đoàn viên cũng là dịp các bạn thiếu nhi háo hức chờ đợi để được rước đèn quanh làng, quanh xóm, được đeo lên mặt những chiếc mặt nạ xinh xắn, dễ thương, được hòa vào dòng người múa lân, múa rồng rồi được quây quần bên mâm ngũ quả và phá cỗ.
Các hoạt động truyền thống trong ngày tết đoàn viên
Từ xưa đến nay ngày tết đoàn viên là một ngày vô cùng quan trọng và cũng là ngày mà các hoạt động truyền thống diễn ra. Trong xã hội hiện đại phát triển ngày nay thì ngày tết đoàn viên vẫn có những dấu ấn của nó mà không hề có sự mai mốt, đó chính là văn hóa ăn sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam. Tuy chỉ diễn ra một ngày nhưng mà sự nhộn nhịp của ngày tết đoàn viên là không thể phủ nhận. Trong những ngày cận kề tết đoàn viên chúng ta dễ dàng bắt gặp những quầy bán bánh trung thu bên đường, những cửa hàng rực rỡ sắc màu bày bán các loại đền lồng cũng như là các đồ chơi trẻ em… đó là những không khí hân hoan tràn ngập niềm vui khi cận kề ngày tết đoàn viên.
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số hoạt động vào ngày tết đoàn viên:
– Chơi đèn lồng
Đèn lồng là một vật dụng vô cùng quen thuộc vào ngày Tết đoàn viên. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hàng quán bán đèn lồng lung linh trên phố. Với người dân Trung Quốc thì họ quan niệm rằng đèn lồng tượng trung cho sư bình an và may mắn và họ thường treo đèn lồng trước của nhà. Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.
Ở việt Nam đèn lồng thường là vật yêu thích của thiếu nhi vào dịp tết đoàn viên. Đèn lồng với những hình dạng khác nhau như ngôi nhà, con búp bê…bên trong có gắn các đèn bật lên với ánh sáng lung linh vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu. Đèn luồng còn tượng trưng cho sự bình an may mắn.
– Phong tục ngắm trăng
Vào đêm rằm trung thu mọi người thường tập trung dưới góc sân sum vầy quây quần bên nhau và ngắm trăng tròn. Dưới ánh trăng tròn ông bà bố mẹ thường kể cho con trẻ nghe về sự tích chú cuội chị Hằng
– Phá cỗ
Vào dịp đoàn viên mỗi gia đình đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, bánh …tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi ánh trăng lên mọi người thường cùng nhau phá mâm cổ và cùng nhau thưởng thức những loại bánh kẹo đã được chuẩn bị sẵn, đây cũng là lúc mà các thành viên trong gia đình cùng nhau quây quần bên nhau.
– Phong tục cắt bánh trung thu
Trước ngày tết đoàn viênrất dễ để có thể bắt gặp những hàng quán bán đầy bánh trung thu. Người ta thường mua bánh trung thu để làm quà cho người thân, bạn bè…bánh trung thu được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau với những hình dạng rất đặc biệt. Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh. Dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ vì mỹ thuật và dễ xếp trong hộp vuông, vừa đủ bốn chiếc một hộp. Bánh có vị ngọt. Bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.
– Múa lân
Múa lân cũng là một hoạt động được tổ chức vào dịp tết đoàn viên khắp đường làng, ngõ phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Do đó múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.
Trên đây là nội dung bài viết về Tết đoàn viên nghĩa là gì? Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.