Thế nào là một vấn đề phi cấu trúc của PBL? – Tài liệu text – 123doc

1.2.3. Thế nào là một vấn đề phi cấu trúc của PBL?Vấn đề có kết cấu well-structured problem là một vấn đề đã có một giải pháp đúng thơng qua việc áp dụng một thuật tốn nào đó như những bài tậptrong sách, các câu hỏi giải thích hiện tượng đều là các vấn đề có cấu trúc. Vấn đề phi kết cấu ill-structured problem là một vấn đề hỗn độn và phứchợp trong tự nhiên, nó đòi hòi sự khảo sát, thu thập thơng tin và suy nghĩ để tìm ra giải pháp. Và vấn đề này khơng có giải pháp đơn giản, cố định, khơng có giảipháp có thể lập thành cơng thức và khơng có giải pháp chính xác. Nó là vấn đề phản ánh thế giới thực có các dữ liệu và giá trị mâu thuẩn nhau. Những ngườigiải quyết các vấn đề phi cấu trúc phải thấy trước là có nhiều quan điểm khác nhau và phải có những lí luận vững chắc để biện minh cho giải pháp đề nghị.Vấn đề là thành phần cấu trúc cơ bản nhất của PBL. Một vấn đề gồm có một điểm bắt đầu và một tiến trình thường dẫn đến việc đạt được một lượng kiếnthức từ việc làm nhóm đơn giản có thể là những kiến thức học được hay là những sản phẩm như bài báo cáo, áp phích quảng cáo-poster, kết quả thínghiệm…. Thơng thường sẽ khơng có câu trả lời trường hợp này gọi là vấn đề phi kết cấu hay sẽ có một câu trả lời được định nghĩa chính xác nhưng lại cónhiều con đường để đi đến. Một vấn đề được thiết kế bao gồm một hoặc nhiều mục tiêu của việc học, nó có thể là sự việc, khái niệm, kỹ thuật hoặc kỹ năng củacá nhân, thực hành thành thạo hay ý tưởng…Những tài liệu được thiết kế cùng với vấn đề có thể kể chi tiết mục tiêu của việc học và liên hệ mục tiêu đó với nộidung chương trình học hiện hành.Một vấn đề tốt là vấn đề phải chứa đựng những đặc điểm sau: Hấp dẫn: một vấn đề có hiệu quả phải lơi kéo được sự chú ý và quan tâm củaHS và khuyến khích, phát triển HS suy nghĩ và hiểu sâu sắc nội dung kiến thức. Nhiều hoạt động: vấn đề phải có nhiều hoạt động đòi hỏi HS phải ra quyếtđịnh sau khi sử dụng phân tích và tổng hợp thơng tin Phức tạp: vấn đề trong PBL thường là phức tạp. Trong vật lý, mục đích dạyhọc sẽ đi sai hướng nếu có cái nhìn sai về sự phức tạp của vấn đề. Chúng ta đãphải nổ lực rất nhiều trong việc xây dựng các vấn đề trở nên đơn giản để làm cơ sở minh họa rõ ràng cho những nguyên lí cho nên khơng có lý do gì để làm chomọi vấn đề trở nên hỗn độn hơn mà vấn đề phức tạp trong PBL bao gồm hai yếu tố: học sinh phải học cách tự sắp xếp và làm đơn giản hóa với vơ số thơng tinthu nhận được để xây dựng nên những giải pháp phù hợp cho vấn đề trong thế giới thực và những vấn đề này phải được đặt trong một ngữ cảnh mà không dễgiải quyết và có nhiều câu trả lời đúng Kết thúc mở: nếu vấn đề có một giải pháp đóng, HS có khuynh hướng tậptrung vào việc tìm cho được giải pháp đó để giành được điểm cao. Một kết thúc mở cho phép vấn đề được khám phá từ nhiều quan điểm khác nhau, vì vậy ýnghĩa của giải pháp và tiến trình hoạt động sẽ trở nên quan trọng như nhau Kết hợp nhiều nội dung: những mục tiêu nội dung từ khóa học phải được kếthợp chặt chẽ vào trong vấn đề và thường hình thành điểm bắt đầu cho việc viết một vấn đề. Nói chung vấn đề phải thử thách khả năng của HS để phát triển kỹnăng tư duy bậc cao. Thang phân loại nhận thức của Bloom là một hướng dẫn rất hữu ích cho việc xây dựng các mức độ tư duy bởi các hoạt động của HS.Viết một vấn đề của PBL sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực của chủ đề nhưng nhìn chung có những bước tổng qt sau:Chọn một khái niệm hoặc nguyên lí là mục tiêu giảng dạy trong khóa học, sau đó viết một bài tập về nhà hoặc những kiểu câu hỏi hướng dẫn có thể giúp HS hiểuđược khái niệm. Sau đó liệt kê tất cả mục tiêu học tập của HS bởi việc hoạt động thông qua các câu hỏiCố gắng phát triển nhiều mặt của vấn đề này trong một thế giới thực nơi mà tập hợp những khái niệm sẽ được học. Câu trả lời sẽ được tính tốn sau cho phù hợpvới kết quả của kịch bản được đặt trong một ngữ cảnh Một cách khác để bắt đầu viết một vấn đề là thu thập những tin tức mới, tranhảnh, tài liệu… Vấn đề phải được cấu trúc lại để HS có thể xác định được kết quả của việc học,để làm được điều này chúng ta phải xét đến: Đoạn văn mở đầu cho vấn đề muốn đề cập đến vấn đề gì, một cáchđặc biệt thì cái gì trong kịch bản đã thu hút sự chú ý của HS? HS có quan điểm và vai trò như thế nào trong kịch bản? Những hoạt động nào được sử dụng để tập trung HS vào đúng mục tiêu học tập một cách đúng đắn? Vấn đề chứa đựng những thông tin ban đầu hay những số liệu ban đầunào? Thời gian quy định để HS giải quyết vấn đề và được chia thành từng giai đoạn như thế nào? Sản phẩm cuối cùng của HS là gì? Những nguồn tài nguyên nào HS có thể cần khi giải quyết vấn đề? GV có cần chuẩn bị một bài giảng để làm rõ vấn đề hơn không?Hướng dẫn của GV: nó sẽ rất có ích để viết một đoạn ngắn hướng dẫn chi tiết các bước để sử dụng vấn đề và làm thế nào phân bố thời gian một cách hợplí theo u cầu của khóa học Nguồn tài nguyên: nó sẽ thuận lợi hơn để bắt đầu nếu GV có thể hướng dẫncho HS xác định vào nguồn tài nguyên; một vài tài liệu đề nghị sẽ làm cho sự việc tiến triển dễ dàng hơn.Làm thế nào viết được một kịch bản tốt – Những mục tiêu học tập được xác định để xây dựng kịch bản phải phù hợpvới mục tiêu học tập của HS – Vấn đề phải phù hợp với nội dung chương trình và phù hợp với mức độhiểu biết của HS, vấn đề khơng nên q khó vượt ngồi khả năng và cũng không nên quá dễ- Kịch bản phải chứa đựng những nội dung đủ hấp dẫn hoặc những nội dung có liên quan đến nhu cầu của HS trong tương lai- Kịch bản chứa đựng một số gợi ý mở cần sự thảo luận để thống nhất và khuyến khích HS tìm kiếm giải pháp cho vấn đề đưa ra- Vấn đề đủ rộng và có kết thúc mở để việc thảo luận của HS không bị kết thúc sớm trong quá trình hoạt động- Kịch bản phải kích thích và phát triển sự tham gia của HS trong việc tìm kiếm thơng tin từ các nguồn tài liệu khác nhauMột tài liệu hoàn chỉnh cho vấn đề trong PBL sẽ bao gồm: Mục tiêu của việc học hay nội dung trong chương trình cần đạt đến Bản tóm tắt vấn đề Thời khố biểu làm việc của HS Hệ thống tiêu chí đánh giá Những gợi ý những nội dung và kỹ năng cần đạt Danh sách những dụng cụ thí nghiệm

1.2.4. Các bước thực hiện PBL